Tai nạn thương tích và đuối nước ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và nó đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em nước ta.

     Thực hiện Công văn số 183/GD&ĐT ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạc Thủy về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh năm 2019, ngày 25 tháng 4 năm 2019 thầy và trò trường Trung học cơ sở Đồng Tâm tổ chức tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước năm 2019.

Thầy Nguyễn Văn Nam – Hiệu trưởng phát biểu khai mạc tuyên truyền

     Có thể nói, tai nạn thương tích đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em Việt Nam từ 1 tuổi trở lên. Mỗi năm có khoảng 8000 trẻ em tử vong từ những tai nạn thương tích có thể phòng chống được. Thời gian gần đây, đây trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn đuối nước ở trẻ em dẫn đến tử vong, đặc biệt chiều 21/3/2019, một vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra tại đoạn sông Đà thuộc địa phận phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) khiến 8 em học sinh tử vong do đuối nước. Điều này thực sự là nỗi ám ảnh và day dứt của các bậc phụ huynh có con em mình bị tử vong, là nỗi lo đối với bất cứ ai khi chưa trang bị cho con em mình những kỹ năng đã phòng chống tai nạn do đuối nước.

Thầy Quách Thành Long – Tổng PT Đội tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước.

* Một số hình ảnh trong buổi tuyên truyền.

     Trước những hậu quả đáng báo động về tai nạn thương tích ở trẻ em trên cả nước nói chung và tỉnh hòa bình nói riêng. Các cấp lãnh đạo đã có nhiều chính sách và hoạt động thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ đặc biệt qua buổi tuyên truyền các em học sinh biết được:

* Biện pháp phòng chống đuối nước:  

     - Trang bị cho các em kỹ năng bơi lội, các kỹ năng cần thiết khi gặp đuối nước và cách cấp cứu những người bị đuối nước, nên đi học bơi trong dịp hè (tại trung tâm văn hóa thể thao).

     - Khi đi thuyền bắt buộc phải có phao cứu sinh hoặc có người lớn đưa đi kèm.

     - Các em HS không được tự ý (trốn cha mẹ) đi tắm sông, tắm hồ, tắm biển còn nếu đi tắm sông, tắm hồ, tắm biển phải có người lớn đi kèm.

     - Không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu để tránh bị ngã, rơi xuống hố.

     - Nhà ở gần vùng sông nước, ao hồ cần làm cửa chắn và rào quanh nhà. Cha mẹ làm nắp đậy chắc chắn, an toàn cho giếng, bể nước, chum vại...

     - Nên có người lớn đưa đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua sông suối.

* Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước:

     - Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.

     - Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách: đưa cây sào dài, ném phao có buộc dây thừng hoặc có thể ném một đoạn dây dài... cho nạn nhân nắm và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn. Sau đó sơ cứu rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

     Hy vọng rằng sau buổi tuyên truyền các em học sinh sẽ có được những kiến thức cơ bản nhất về phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước. Các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới người thân và những người xung quanh để không xảy ra những điều đáng tiếc nào về tai nạn thương tích-đuối nước.

Trường THCS Đồng Tâm

Nội dung khác

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE :

EMAI : c12.lat.dota@hoabinh.edu.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 33
Hôm qua : 45
Tất cả : 10027